Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Dấu hiệu bệnh ung thư gan giai đoạn cuối

Theo các bác sĩ, ung thư gan cũng như các bệnh ung thư khác, có diễn biến rất âm thầm và khó nhận biết. Khi các triệu chứng có biểu hiện rõ ràng cũng là giai đoạn các khối u đã phát triển lớn gây khó khăn trong việc điều trị.

Do đó, dấu hiệu bệnh ung thư gan giai đoạn cuối hầu hết đều có các biểu hiện như sau:

– Mệt mỏi tăng, không lao động được, gầy sút nhanh 5 – 6 kg mỗi tháng.

– Người bệnh bị sốt nhẹ hoặc cao, sốt kéo dài vài ngày, cũng có khi hàng tháng.

– Rối loạn tiêu hóa: Dấu hiệu bệnh ung thư gan giai đoạn cuối thường là ăn nhanh no, sau ăn tức bụng, cảm giác đầy hơi, lợm giọng, buồn nôn và nôn. Bụng chướng căng dần, đại tiện thay đổi, đi nhiều lần trong ngày, phân nát, có lẫn nhiều nhầy.

Dấu hiệu bệnh ung thư gan giai đoạn cuối: Ung thư gan thường gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa

– Đau tức vùng gan liên tục, có những cơn đau quặn gan, các thuốc giảm đau thông thường ít hoặc kém tác dụng. Khi gan to, bản thân bệnh nhân có thể tự sờ thấy những u cục cứng trên bề mặt.

– Cơ thể suy kiệt nhanh, lông tóc rụng, xuất hiện sao mạch trên những vùng da mỏng như ngực, bàn tay son.

– Xuất huyết tiêu hóa do xơ gan.

– Có thể có tuần hoàn bằng hệ và dịch cổ chướng, phù chi dưới hay gặp ở giai đoạn cuối. Da có màu vàng rơm hoặc xanh bẩn.

Vì nguy cơ dẫn đến đến ung thư gan rất nhiều và phức tạp, vậy nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Do đó, các bác sĩ khuyên rằng: phòng bệnh là phương pháp tốt nhất chống ung thư gan. Người bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời viêm gan siêu vi mãn tính, xơ gan. Các thuốc điều trị viêm gan virus mãn tính, thuốc chống siêu vi cũng có thể làm giảm tỉ lệ ung thư gan. Vaccin chống siêu vi A, B rất cần thiết, đặc biệt với người viêm gan C. Không nên uống rượu. Phải khám sức khỏe định kỳ những người có nguy cơ nhằm phát hiện ung thư gan sớm.

Thuốc chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối với thuốc nam?

Khi bị ung thư giai đoạn cuối thì điều trị bằng thuốc tây và xạ trị, hóa trị kéo dài sự sống có phải là cách duy nhất? Thuốc chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối với thuốc nam liệu có tốt không?

Ung thư giai đoạn cuối có thể chữa khỏi tùy theo bệnh, khi phát hiện sẽ hóa trị. Còn những dạng bướu đặc thì nên phẫu thuật rồi bổ sung hóa trị, xạ trị.
Thuốc chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối với thuốc nam?
Thuốc nam chỉ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bồi bổ thể trạng, tạo sức đề kháng chứ không thể chữa khỏi bệnh. Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu bệnh có thể khỏi nhanh, còn giai đoạn cuối thì thời gian tái phát bệnh nhanh hay chậm tùy vào tiến trình điều trị, loại bệnh và thể trạng bệnh nhân.

Về chế độ ăn uống, cần thực hiện chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa…, tránh ăn quá ngọt, quá béo. Cần thường xuyên đổi món để tạo cảm giác ngon miệng. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày, ăn chậm, nhai kỹ.

Nếu bệnh nhân khó nuốt, chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng, nghiền, trộn, xay nhuyễn như canh, súp, cháo, nước ép… Dự trữ sẵn các loại thức ăn hợp khẩu vị bệnh nhân nhằm tiện dụng mọi lúc mọi nơi như phô mai, bánh quy, nho khô… Nên cố gắng vận động cơ thể nhẹ nhàng để tăng cảm giác ngon miệng.

Lưu ý, không nên nằm ngay sau khi ăn ít nhất 2 giờ, và nếu nôn vào buổi sáng thì nên cố gắng ăn thức ăn khô (đối với hóa trị). Trước khi hóa trị hoặc xạ trị vài giờ chỉ nên ăn nhẹ.

Có thể nói rằng thuốc nam không phải là thuốc chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối, thuốc nam chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối được không?

Căn bệnh ung thư là căn bệnh rất đáng sợ và khá phổ biến. Sự đáng sợ của nó nằm ở chổ đa số các trường hợp mắc bệnh được phát hiện khi bệnh đã trong giai đoạn cuối. Trong đó có bệnh ung thư phổi, vậy chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối được không?

Có nhiều con đường có thể dẫn tới bệnh ung thư phổi, trong đó lý do thói quen hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân chính được xác định gây bệnh. Vậy chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối như thế nào?

Chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cần sự lạc quan

Cũng như các căn bệnh ung thư khác khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối rất khó khăn. Vì thế, nếu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối nhiều người chỉ nghĩ tới cái chết. Họ nghĩ việc chữa bệnh chỉ thêm vô ích và từ bỏ hoàn toàn cơ hội sống.
Chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối được không?
Với sự lạc quan, luôn tin tưởng, lạc quan, luôn tự cho mình 1 cơ hội sống, chiến đấu dũng cảm với căn bệnh ung thư quái ác đó chính là liều thuốc tốt nhất hỗ trợ chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cho bệnh nhân.

Sau khi được đưa đến điều trị tại bệnh viện, luôn lạc quan và chấp hành tốt những yêu cầu, phác đồ điều trị từ bác sỹ.

Nếu không may mắn mắc bệnh này, tất cả người bệnh nên dũng cảm đối diện. Nếu được điều trị tốt tiên lượng cao cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý có thể đẩy lùi được bệnh.

Phòng ngừa ung thư phổi giai đoạn cuối

Tuy nhiên, các bác sỹ luôn khuyên các bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa và tầm soát hiệu quả. Bằng cách:

-Nói không với thuốc lá, tất cả các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cần loại bỏ.

-Khi thấy các dấu hiệu ung thư phổi cần khám ngay lập tức, không để tới lúc nặng mới khám. 1 vài triệu chứng hay gặp cần cảnh giác như: ho kéo dài, ho ra máu, đau ngực khó thở, thở khò khè, giảm cân nhanh trong thời gian ngắn,

-Duy trì khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng trong việc tầm soát bệnh.

-Phòng ngừa bệnh bằng cách thay đổi lối sống tích cực: vận động thường xuyên, chăm chỉ tập thể dục, tăng cường chất xơ từ thực phẩm hằng ngày như cam, nho, táo…


Theo: http://japanfucoidan.com/chua-benh-ung-thu-phoi-giai-doan-cuoi-duoc-khong

Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Căn bệnh ung thư là 1 trong các căn bệnh nguy hiểm nhất hiện tại, đặc biệt là bệnh thường được phát hiện khi bệnh đã ở trong giai đoạn cuối, trong đó có ung thư gan. Vậy ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Với ung thư gan giai đoạn cuối, lựa chọn điều trị rất hạn chế, bởi ung thư đã lan đến các cơ quan khác của cơ thể như phổi, xương, thận, tuyến tụy, mạch máu, các hạch bạch huyết, vv…Vì vậy, phương pháp điều trị cho giai đoạn này chủ yếu là điều trị giảm nhẹ, giúp kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây ra, đồng thời cải thiện sức khỏe tinh thần, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.



Tỷ lệ sống cho ung thư gan giai đoạn cuối cũng rất nghèo nàn, hầu hết bệnh nhân chỉ sống được khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, tiên lượng sẽ khác nhau phụ thuộc vào tuổi tác của người bệnh, giới tính, tình trạng thể chất và tinh thần, khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh nhân…Sự quan tâm và hỗ trợ từ gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng đối với tinh thần, ảnh hưởng tới tiên lượng sống của bệnh nhân.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Phương pháp chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối bằng tế bào gốc

Phương pháp chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối mới đây được đưa ra và nhận được khá nhiều quân tâm về tính xác thực là phương pháp chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối bằng tế bào gốc. Liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả?

Bệnh viện Trung ương Huế đã công bố phương pháp chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối bằng phương pháp ghép tế bào gốc. Sau khi công bố này được đưa ra đã khiến rất nhiều quan tâm về tính xác thực.
Phương pháp chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối bằng tế bào gốc có thành công?
Trao đổi với phóng viên ngày 6/3, GS.TS. Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết, các thầy thuốc công bố phương pháp chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối thành công bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân là hơi vội vã. Theo ông, nếu nói phương pháp chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối thành công bằng tế bào gốc là bệnh viện cũng chưa có đủ thời gian để theo dõi đánh giá về khả năng tái phát di căn của trường hợp này.

Theo GS. Nguyễn Bá Đức, từ trước đến nay, thế giới điều trị ung thư vẫn phải dựa trên 3 phương pháp gồm: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Tùy vào từng bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định nên áp dụng phương pháp điều trị nào ở từng giai đoạn.

Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối, phương pháp hóa trị thông thường không hiệu quả, bác sĩ có thể sử dụng hóa chất mạnh với hy vọng tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp này, cơ thể sẽ phải đối diện với nguy cơ tổn thương tế bào máu, gây suy tủy và dẫn đến tử vong.

Do đó, phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ. Tế bào gốc tạo máu được ghép có thể lấy từ bản thân người bệnh hoặc lấy từ người khác, chống lại tình trạng suy tủy của bệnh nhân ung thư.

Theo Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, bản chất sử dụng tế bào gốc là tạo lại máu, chống biến chứng suy tủy khi phải sử dụng hóa chất mạnh chứ không phải điều trị ung thư.

“Nói chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối bằng tế bào gốc là không chính xác, khiến bệnh nhân hiểu sai”, GS. Nguyễn Bá Đức nói.

GS. Nguyễn Bá Đức cho biết, sử dụng phương pháp ghép tế bào gốc điều trị ung thư phải được chỉ định rất chặt chẽ. Bởi đây là phương pháp không chỉ tốn kém và rất nguy hiểm.

“Phương pháp này chẳng khác nào đưa bệnh nhân đến mức cận tử rồi kéo lại. Có những trường hợp thành công nhưng có những trường hợp không cứu vãn được”, GS Đức nói.

Theo ông, phương pháp ghép tế bào gốc chỉ chống được suy tủy nhưng tế bào ung thư vẫn quay trở lại phát triển, di căn do hóa chất không thể điều trị được tận gốc.

Vì vậy, GS-TS. Nguyễn Bá Đức khuyến cáo: “Đây là phương pháp rất nguy hiểm và tốn kém nên các bệnh nhân ung thư cần phải hiểu rõ, không tùy tiện lạm dụng để tránh “tiền mất, tật mang”.

Một vị GS khác đang công tác tại Bệnh viện K cũng cho biết, xét trên phương diện khoa học, công bố chữa khỏi bệnh ung thư giai đoạn cuối của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế là quá sớm. Bởi nếu bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, khả năng tái phát rất lớn, rất khó khỏi.

“Đến thời điểm này tôi vẫn chưa tin tế bào gốc mở ra một hướng điều trị tích cực, triệt bỏ tận gốc tế bào ung thư trên cơ thể thay vì chỉ phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Do đó, rất khó thuyết phục giới chuyên môn về kết luận như vậy.”, bác sĩ cho biết.

Ông cũng khuyến cáo người dân không nên ngộ nhận về khả năng chữa khỏi bệnh ung thư bằng phương pháp ghép tế bào gốc mà bỏ qua các quy trình điều trị kinh điển.

Nỗ lực đáng ghi nhận

Năm 2014, Hội đồng Khoa học Bệnh viện đã thông qua đề cương nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng”. Đề tài do PGS.TS.Nguyễn Duy Thăng làm Chủ nhiệm.

Đến nay, nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Trung ương Huế đã điều trị thành công ban đầu cho 4 bệnh nhân. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả điều trị cần có thời gian.

Tế bào gốc được sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế không phải phương pháp điều trị tiêu diệt tế bào ung thư. Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị suy tủy sau liệu pháp hóa trị liều cao để diệt tế bào ung thư.

Đối với 4 bệnh nhân được điều trị thành công ban đầu tại BV Trung ương Huế, để đánh giá toàn bộ kết quả điều trị cần có thời gian, khoảng 5 năm. Hiện còn quá sớm và quá ít số liệu để đánh giá hiệu quả của một phương pháp điều trị. Tuy nhiên, đây là một nỗ lực đáng ghi nhận và chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều khả quan đối với phương pháp này.

 
(GS.TS. Bùi Hữu Phú, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế)

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sức khỏe suy yếu nhiều và thường xuyên cảm thấy chán ăn, mỗi khi cơn đau hành hạ thì hầu như không ăn uống gì. Với tình trạng như vậy khó cho việc phẫu thuật và điều trị vì bệnh nhân suy kiệt nhiều. Điều quan tâm đầu tiên là dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Cách tốt nhất hiện tại để cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân vào giai đoạn này là nguồn động viên từ gia đình và sự lạc quan trong cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Cảm giác biếng ăn là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân ung thư. Tâm lý sợ hãi, trầm cảm cũng làm cho bệnh nhân ăn mất ngon. Nôn, buồn nôn, thay đổi khẩu vị cũng có thể dẫn đến hiện tượng chán ăn.
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hợp lý là rất cần thiết cho các bệnh nhân ung thư. Ảnh minh họa: sciencebasednutritionpodcas
Dưới đây là một số cách xử trí bạn có thể tham khảo:

– Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phải có chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa), chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 3 bữa lớn như bình thường, bổ sung thêm năng lượng vào thực phẩm (cho thêm sữa, bơ, mật ong …).

– Nếu bệnh nhân khó nuốt, chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng, nghiền, trộn, xay nhuyễn (canh, súp, cháo, nước ép…).

– Dự trữ sẵn các loại thức ăn hợp khẩu vị bệnh nhân nhằm tiện dụng mọi lúc mọi nơi (phô mai, bánh quy, nho khô…).

– Thức ăn nên được trình bày hấp dẫn, sạch sẽ và thường xuyên đổi món, đa dạng món chính, loại tráng miệng.

– Trong bữa ăn cố gắng tạo không khí vui vẻ, thư giãn.

– Vận động cơ thể, tập thể dục cũng góp phần làm tăng cảm giác ngon miệng.

Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị và bác sĩ đông y, để thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày các đơn thuốc đông y. Cũng có chứng minh rằng một số phương thuốc đông y có tác dụng trong việc điều trị bệnh nhân ung thư, nhưng cần có chỉ định để bệnh nhân có thể sử dụng đúng liều lượng ở những thời điểm khác nhau.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp đỡ mọi người hiểu hơn về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, giảm được phần nào nỗi đau và sự khó khăn hiện tại. Chúc sức khỏe và hạnh phúc.

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Dấu hiệu ung thư giai đoạn cuối

Ung thư, nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu có thể được chữa khỏi, tuy nhiên hầu hết các trường hợp được chẩn đoán khi bệnh ung thư đang trong giai đoạn cuối cùng. Cùng tìm hiểu dấu hiệu ung thư giai đoạn cuối sau nhé!
Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có những thay đổi bất thường về tâm lý.
 Hiện có hơn 100 loại ung thư, mỗi dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Khi chẩn đoán ở giai đoạn cuối, ung thư không thể chữa khỏi, tuy nhiên, với sự trợ giúp và chăm sóc y tế có thể giúp bệnh nhân đối phó với cơn đau, các triệu chứng khác đi kèm một cách tốt hơn.

1. Thay đổi về thể chất trong giai đoạn cuối của ung thư.

Trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư, tế bào tăng trưởng bất thường và lan truyền với mức độ nhanh. Cơ thể trải qua rất nhiều thay đổi vật lý. Một số dấu hiệu ung thư giai đoạn cuối được đề cập như dưới đây:

– Bồn chồn khi cử động.

– Mất kiểm soát bàng quang.

– Thay đổi trong hơi thở.

– Khó khăn trong việc nuốt thức ăn.

– Khó khăn trong việc thức dậy khi đang ngủ.

– Chân, bàn chân, cánh tay và bàn tay lạnh.

– Mất ý thức.

– Ngủ nhiều.

– Hơi thở trở nên rõ hơn.

2. Thay đổi cảm xúc trong giai đoạn cuối ung thư.

Một người đang phải đối phó từng phút với căn bệnh gây tử vong, cũng sẽ trải qua một số thay đổi cảm xúc như sau:

– Do những thay đổi hóa học trong cơ thể và não, bệnh nhân có thể hét lên, hoặc trở nên bạo lực.

– Mặt khác, có những người có xu hướng tức giận, sợ hãi, và thậm chí cả bạo lực trong những ngày cuối cùng của ung thư.

– Một số người ngừng chiến đấu với tình trạng bệnh của họ và chấp nhận số phận, chờ đợi cuộc sống kết thúc. Những người này không còn muốn giao tiếp với người khác, và dành thời gian cho cầu nguyện.

Thực hư thuốc chữa bệnh ung thư từ lá đu đủ

Có lẽ hiện nay có nhiều thắc mắc về thực hư thuốc chữa bệnh ung thư từ lá đu đủ. GS Nguyễn Xuân Hiền, nguyên chủ nhiệm Khoa Da Liễu, Bệnh viện TƯ Quân đội 108 công bố hướng dẫn 250 người chữa ung thư bằng lá đu đủ. Và đã có nhiều người bệnh đã khỏi bệnh, đỡ bệnh hoặc đã kéo dài sự sống. Hãy cùng tìm hiểu về thực hư thuốc chữa bệnh ung thư từ lá đu đủ dưới đây nhé!

Nhưng với sự thận trọng của một người từng làm trong lĩnh vực y khoa, ông vẫn mong muốn các bộ ngành liên quan nghiên cứu bài thuốc dân gian này.

Dù đã 91 tuổi nhưng trên bàn làm việc của GS Nguyễn Xuân Hiền trong căn nhà khu tập thể Dệt Kim, Hà Nội vẫn bề bộn sách vở. Ông không chỉ viết các chuyên đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực của mình mà đi sâu nghiên cứu về thuốc chữa bệnh ung thư từ lá đu đủ.

Ông tâm sự, từ khi nghỉ hưu ông sưu tầm nghiên cứu và hướng dẫn miễn phí cho các bệnh nhân ung thư có nhu cầu về bài thuốc này để giúp đỡ.
GS Nguyễn Xuân Hiền giới thiệu bài thuốc với phóng viên.
7/15 người uống có kết quả?

Câu chuyện bắt đầu từ năm 2005, khi ông được tin bà Lê Thị Đặng ở TPHCM đã dùng nước sắc lá đu đủ điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi đã di căn chọc thủng một bên má. Sau vài tháng chỉ uống nước lá đu đủ đã khỏi bệnh và sống thêm được 9 năm rồi chết vì tuổi già (87 tuổi).

Bài thuốc này lại bắt nguồn từ ông Stan Sheldon (người Úc). Năm 1962, ông Stan Sheldon bị ung thư 2 lá phổi sắp chết, may có người thổ dân mách cho uống nước sắc lá đu đủ, sau vài tháng đã khỏi, 10 năm sau không tái phát, 16 bệnh nhân ung thư khác được mách uống nước sắc lá đu đủ cũng đã khỏi.

Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, khi nhận được bài thuốc, ông cũng áp dụng cho người nhà bị bệnh nhưng do bệnh đã di căn lại không áp dụng triệt để nên không chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo dõi các bệnh nhân khác.

Kết quả trong 2 năm (2005 – 2007), hướng dẫn cho 15 bệnh nhân cho thấy: 4 trường hợp (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được trên 5 – 6 tháng thì sức khoẻ ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ ho, đỡ đau; 3 trường hợp bị u phổi khác uống được hơn 2 – 3 tháng thì u nhỏ đi, sức khoẻ tốt hơn; 1 trường hợp bị u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều; 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan) chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó chuyển thuốc Đông y khác; 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển.

Từ đó đến nay, ông tiếp tục nghiên cứu và hướng dẫn cho 250 người khác có đầy đủ số điện thoại, địa chỉ ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, kết quả có 9 người khỏi bệnh, hết u, sức khoẻ tốt.

Nhiều người trên thế giới khỏi bệnh?

Ngoài 16 trường hợp bị ung thư phổi được ông Sheldon mách uống lá đu đủ cũng khỏi bệnh, GS Nguyễn Xuân Hiền cũng cung cấp cho chúng tôi một bản dịch từ Mỹ trong đó cũng kể kinh nghiệm của 3 người bị ung thư phổi đã ở giai đoạn III, IV cũng nhờ uống nước lá này mà khỏi.

Tuy nhiên, bài viết chỉ nêu rất chung chung, không có tên và địa chỉ của người bệnh: Một người đàn ông 65 tuổi, đã bị cắt 1/4 lá phổi, ho ra máu và mủ nhiều, người kiệt sức chỉ nằm mà không ngồi được, bệnh viện trả về nhà chờ chết. Ông này đã uống lá đu đủ chưa đầy 2 tháng mà bệnh tình thuyên giảm tới 80%, 4 tháng thì khỏi hẳn. Hay một người đàn bà 66 tuổi, bị ung thư phổi giai đoạn IV – to bằng bàn tay, tế bào ung thư đã ăn sâu vào xương sống, sau 3 tháng uống lá đu đủ, khối u teo nhỏ lại bằng đầu ngón tay, tháng thứ 6 thì chỉ còn là chấm nhỏ…

Khi được hỏi về tính xác thực của các kết quả ghi nhận những bệnh nhân uống lá đu đủ khỏi bệnh, GS Nguyễn Xuân Hiền cho biết, ông đã nghỉ hưu nên không đủ điều kiện nghiên cứu, chứng minh trên lâm sàng.

Ông chỉ là người truyền bá bài thuốc để giúp những người bị bệnh “tứ chứng nan y” vượt qua được bệnh tật. Các bệnh nhân khỏi bệnh là do họ gọi điện báo cho ông chứ ông cũng không thăm khám hay có các kết quả xét nghiệm từ Tây y.

Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, qua theo dõi nghiên cứu ông thấy, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và ghi nhận lá đu đủ có thể chữa được ung thư.

Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang giáo sư Đại học Florida Mỹ đã công bố trên tạp chí dược học cho thấy, chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên Th1-type cytokines.

Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời tạo hiệu quả tiêu trừ khối u ở một số loại ung thư, điều này mở ra những phương cách điều trị bệnh ung thư qua hệ thống miễn dịch.

Nghiên cứu đã dùng nước chiết lá đu đủ ở 4 độ mạnh khác nhau cho 10 mẫu ung thư khác nhau và đo hiệu quả sau 24 tiếng. Kết quả cho thấy, lá đu đủ đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cả 10 mẫu thử ấy.

Đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, do đó, tránh được các tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị hiện nay.

Chưa được khoa học công nhận
GS. Nguyễn Xuân Hiền
 Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, trước đây có nhiều người phản đối lá đu đủ chữa bệnh và cho rằng đó là một loại cây khác. Nhưng nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang là cây Carica papaya. Đây là tên khoa học của cây đu đủ. Người Mỹ gọi đu đủ là papaya, người Úc và New Zealand gọi là pawpaw.

Không nên lẫn lộn “paw paw đu đủ” và “paw paw Bắc Mỹ”. Cây pawpaw Bắc Mỹ thân mộc, có tên khoa học là Asimina tribola và cũng được làm dùng thuốc trị ung thư hiện có bán trên trị trường. Còn đu đủ là cây thân thảo.

GS Nguyễn Xuân Hiền nhấn mạnh, nhiều người, đặc biệt với những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy xạ, truyền hóa chất chống ung thư thì kết quả tốt và nhanh hơn. Các nghiên cứu cho thấy, trong lá đu đủ có men papain và trong men papain có chất carotenoid và Iso thyocyanotes có khả năng kích thích sản xuất Cytokin Th1 – type là yếu tố miễn dịch, do đó có thể ức chế tế bào ung thư mạnh gấp triệu lần các thuốc chống ung thư Tây y.

Một công trình nghiên cứu so sánh nước sắc lá đu đủ với 10 loại nước lá chống ung thư khác thì thấy, nước sắc lá đu đủ có tác dụng vượt trội mà giá thành lại rẻ bằng 1/2 – 1/3 với các loại khác. Hơn nữa, nước sắc lá đu đủ không gây tác dụng phụ.

Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, cho tới nay thực hư thuốc chữa bệnh ung thư từ lá đu đủ vẫn chưa được khoa học công nhận, vì thế rất khó biết nó có tác dụng thực sự hay không, nếu có thì ở chừng mực nào và các phản ứng phụ có thể xảy ra. Vì vậy, ông thiết tha mong muốn Viện Đông y, Bệnh viện K, Bộ Y tế… quan tâm nghiên cứu vấn đề này một cách bài bản, khoa học.