Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Các loại thuốc giảm đau hỗ trợ chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối

Trong quá trình chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối việc giảm đau cho bệnh nhân là rất quan trọng. Hiện nay trong y tế đang sử dụng các loại thuốc giảm đau dưới đây để hỗ trợ việc chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối.

cac loai thuoc giam dau ho tro chua benh ung thu giai doan cuoi

Các nhóm thuốc giảm đau chính được sử dụng trong chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối.:

Các thuốc giảm đau đồng thời giúp hạ sốt thuộc dòng thuốc kháng viêm không phải Steroides và Aspirin: loại thuốc này rất được ưa dùng tại Mỹ và các nước châu Âu. Tuy nhiên khi dùng cho bệnh nhân Việt Nam, rất nhiều bác sĩ đã khuyên nên phải cẩn thận vì tác dụng phụ của nó và sự dung nạp thuốc kém của người Việt Nam. Những tác dụng phụ ngoài ý muốn của người thầy thuốc hay gặp nhất trong khi sử dụng các thuốc giảm đau nhóm này là: bệnh nhân ăn không tiêu, nóng rát dạ dày dẫn đến viêm dạ dày và nặng nhất là xuất huyết dạ dày, một biến chứng có thể gây ra tử vong cho bệnh nhân. Các loại thuốc này cũng có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các thuốc giảm đau có nguồn gốc từ thuốc phiện.

Các thuốc thuộc nhóm Acetaminophen: tác dụng giảm đau bị hạn chế hơn, nên trong quá trình  chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối phải kết hợp với các loại thuốc giảm đau khác như: kết hợp với codein, kết hợp với thuốc kháng viêm không chứa steroides khác như: ibuprophen, idometacin… khi sử dụng liều cao cần hết sức cẩn thận vì độc tính gây viêm gan của thuốc.

Các loại thuốc giảm đau thuộc nhóm có nguồn gốc từ thuốc phiện: Sự thật đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau tốt nhất trong việc điều trị đau do ung thư. Các thuốc này, thường sẽ được sử dụng cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, khi mà cái đau đã trở thành nỗi ám ảnh, lo sợ và kinh hoàng đối với bệnh nhân. Thuốc thường sẽ được sử dụng dưới hai dạng chính: thuốc tiêm và thuốc dán có tác dụng chậm. Ngoài ra trong một số các trường hợp nếu quá khó khăn không thể tìm ra nguồn thuốc dạng dán và tiêm, có thể cho bệnh nhân uống trực tiếp thuốc phiện sống, từng liều nhỏ, tuy tác dụng sẽ không thể bằng cách dùng bài bản với thuốc phiện đã được bào chế thành dược phẩm.

Một vấn đề đặt ra hiện nay trong việc sử dụng các loại thuốc chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối từ thuốc phiện này là: nỗi lo sợ về khả năng gây nghiện của thuốc, phần lớn bệnh nhân, người nhà và ngay cả một số thầy thuốc cũng vậy. Họ sợ thuốc sẽ gây nghiện và khiến bệnh nhân lệ thuộc vào thuốc. Đây là nỗi lo chính đáng, tuy nhiên theo như thống kê của các nhà chuyên môn thì tỉ lệ khiến bệnh nhân nghiện thuốc là không đáng kể. Chúng ta cần phải đứng giữa hai con đường hoặc để bệnh nhân cứ vật vã với những cơn đau hoặc để bệnh nhân thanh thản, dù có nghiện một tý bởi vì thực ra cuộc sống của họ không còn được bao nhiêu. Hơn nữa, nguy cơ nghiện thuốc, thật ra chỉ sợ đối với những người lành, những người lạm dụng thuốc mà thôi.

Phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối

Điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối là điều không dễ dàng song sự tiến bộ của y học đã cho phép bệnh nhân được hy vọng vào sự cải thiện tình trạng bệnh. Cùng tìm hiểu các phương pháp pháp điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối hiện nay sau đây nhé.

phuong phap dieu tri benh ung thu phoi giai doan cuoi 1

Cũng như hầu hết căn bệnh ung thư khác , việc điều trị bệnh ung thư phổi cũng sẽ được tiến hành bằng những phương pháp đặc trưng như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và các phương pháp hỗ trợ.

Phẫu thuật loại bỏ khối u

Bệnh nhân có được phẫu thuật hay không còn tùy thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và tình trạng bệnh.Ở giai đoạn sớm nếu bệnh chưa di căn và thể trạng bệnh nhân còn tương đối tốt thì phẫu thuật là sự lựa chọn hàng đầu. Theo thống kê thì có khoảng 20% bệnh nhân đã được điều trị bệnh theo phương pháp này giúp họ kéo dài thêm tuổi thọ của mình.

Phương pháp xạ trị kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư phổi

Các bác sĩ sẽ dùng các bức xạ ion hóa và tia X có mang năng lượng cao nhằm phá hủy khối u còn nhỏ ( thường là 6cm) và chưa di căn . Phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối này được áp dụng cho 35% bệnh nhân

Phương pháp xạ trị còn có khả năng giúp làm cho các tế bào ung thư không còn khả năng sinh sản và những khối u lớn bị co lại. Nhìn chung, phương pháp xạ trị có thể giúp bệnh nhân kéo dài sự sống nhưng vẫn không chữa khỏi được bệnh.

Phương pháp hóa trị

Phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối này có một nhược điểm là nó gây ra nhiều các tác dụng phụ. Nhưng với những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ này trên cơ thể bệnh nhân ung thư.

phuong phap dieu tri benh ung thu phoi giai doan cuoi 2

Việc điều trị bằng hóa trị có tác dụng tương đối tốt ở hầu hết các bệnh nhân có tế bào ung thư còn nhỏ và kể cả những loại ung thư khác

Điều trị hỗ trợ giảm đau chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân ung thư phổi

Phương pháp hỗ trợ thường được dùng cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn và không thể áp dụng các phương pháp ở trên để điều trị. Phương pháp này chủ yếu là điều trị các triệu chứng nhằm giúp bệnh nhân nhằm giảm đau , chăm sóc sức khỏe cho họ.

Các bệnh nhân trong giai đoạn muộn sẽ cần được nghỉ ngơi, có 1 chế độ ăn uống thích hợp và giúp họ tìm được nhiều niềm vui trong cuộc sống, suy nghĩ tích cực.

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Giảm tác dụng phụ khi xạ trị ung thư

Trong quá trình xạ trị ung thư, việc xuất hiện tác dụng phụ khi xạ trị ung thư là không tránh khỏi. Vậy nên việc giảm tác dụng phụ khi xạ trị ung thư là điều mọi người nên chú ý.

Chăm sóc vùng da xạ trị: nếu như xạ trị diễn ra ở ngoài da, các tia xạ trị có thể sẽ gây ra các phản ứng ở da như: vùng da đó rất có thể bị cháy hoặc sẽ rất nhạy cảm. Lời khuyên cho người bệnh ở trường hợp này là hãy tránh xa nước hoa, các chất tẩy rửa hoặc các chất khử mùi và các loại mỹ phẩm.

Chế độ ăn uống lành mạnh: tuỳ thuộc vào loại ung thư và khu vực phải xạ trị mà các bác sĩ sẽ vạch cho bạn kế hoạch, chế độ ăn uống phù hợp. Và bạn hãy liệt kê cho các bác sỹ những loại thuốc mà bạn đang dùng, có khi là tất cả những loại thảo mộc hay là các loại thuốc giảm đau. Các bác sĩ sẽ xem xét các loại thuốc đó có phù hợp với bạn khi xạ trị không, để giảm tác dụng phụ khi xạ trị ung thư có thể sảy ra.

 Nghỉ ngơi nhiều: Trong quá trình xạ trị ung thư sẽ làm cho người bệnh có tình trạng mệt mỏi hơn bình thường, sự mệt mỏi đó sẽ kéo dài đấy là tác dụng phụ của xạ trị. Lời khuyên tốt nhất cho bạn để giảm tác dụng phụ khi xạ trị ung thư trong trường hợp này là hãy tạo cho mình những giấc ngủ thật ngon vào ban đêm

Vấn đề về miệng:
người bệnh có thể dùng thuốc để giảm tác dụng phụ khi xạ trị ung thư ở miệng. Thuốc Radioprotective, là loại thuốc được đưa ra để bảo vệ các mô bình thường xung quanh vùng xạ trị. Được sử dụng nhiều nhất hiện nay là amifostine.

Khô họng: một tác dụng phụ nữa của xạ trị là có thể gây nên khó nuốt, thiếu nước bọt và mất cảm giác ngon miệng trong khi ăn của người bệnh ung thư. Với phản ứng phụ này, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc súc miệng thích hợp cho bệnh nhân hay dùng nước bọt nhân tạo và sử dụng một số cách điều trị cho các vấn đề về dạ dày và thực quản. Đối với người bệnh nên tránh các thức ăn chua, không hút thuốc , không uống rượu và nên dùng kẹo cao su để kích thích tiết nước bọt của tuyến nước bọt.

Khi xạ trị kết thúc tuyến nước bọt sẽ bị tổn thương nghiêm trọng vì vậy mà tình trạng thiếu nước bọt diễn ra trong khoảng thời gian dài, do vậy để giảm tác dụng phụ khi xạ trị ung thư, bệnh nhân ung thư nên mang theo chai nước đi kèm khi hoạt động hay làm việc.

Các vấn đề tiết liệu: thay đổi lối sống sẽ làm cho bạn thoải mái hơn và lên kế hoạch với một chế độ ăn uống khoa học học, hợp lý sẽ khắc phụ dần dần được vấn đề về tiết niệu, các giai đoạn tiêu chảy mà tác dụng phụ trong xạ trị gây ra.

Giảm tác dụng phụ khi hóa trị ung thư

Làm sao để giảm tác dụng phụ khi hóa trị ung thư? Thường xuyên dùng kem chống nắng hay thường xuyên rửa tay là 1 trong các thói quen mới cần thiết để giảm tác dụng phụ khi hóa trị ung thư.

Vì trong quá trình điều trị, một số tác dụng phụ, ngoại ý sẽ xuất hiện ở người bệnh nên điều tối quan trọng đầu tiên là người bệnh cần phải biết cách chăm sóc cho bản thân khỏe mạnh để có thể vượt qua được giai đoạn này một cách dễ dàng.

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Nguyên Hà, Trưởng Khoa Nội 4, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết, hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng một hay nhiều loại thuốc phối hợp, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư. Tùy theo tính chất khối bướu và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ quyết định hóa trị đơn thuần hoặc phối hợp với phẫu trị hay xạ trị.

Điều trị hóa trị và thuốc sinh học là một trong những liệu pháp có thể được sử dụng trong điều trị những khối bướu ác tính. Tùy theo đặc điểm và vị trí khối bướu, bác sĩ chuyên khoa ung bướu sẽ thiết lập liệu trình điều trị phù hợp.

Hóa trị có thể làm giảm số lượng tế bào ung thư, đẩy lui bệnh hoặc hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại sau phẫu trị, kiểm soát bệnh trong một khoảng thời gian hay giảm nhẹ triệu chứng, đau đớn.
Hóa trị có thể giúp làm giảm số lượng tế bào ung thư. Ảnh minh họa: Thebreastcaresite.
Theo bác sĩ Trần Nguyên Hà, cũng như mọi phương pháp điều trị bệnh, hóa trị cũng có thể có các tác dụng ngoại ý. Những tế bào bình thường, đặc biệt là tế bào có sự thay đổi thường xuyên như tóc, da, niêm mạc đường tiêu hóa và tế bào máu… có thể bị tác động bởi quá trình hóa trị. Ngoài ra, hóa trị còn có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản hoặc ảnh hưởng lên hệ thống và cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, phổi, gan, thận hay thần kinh.

Các tác dụng phụ này đều có thể được kiểm soát hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng khi xảy ra. So với các nguy cơ từ tác dụng phụ khi hóa trị ung thư thì lợi ích mà hóa trị mang đến cho người bệnh ung thư đáng kể hơn nhiều.

Kiểm soát tốt các tác dụng phụ khi hóa trị

Giảm tác dụng phụ khi hóa trị ung thư trên tế bào máu

Trong khi thực hiện hóa trị, có thể làm giảm số lượng các tế bào máu bình thường trong cơ thể, bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Vì thế người bệnh có nguy cơ thiếu máu do giảm hồng cầu, tăng nguy cơ nhiễm trùng do giảm bạch cầu và dễ bị chảy máu do giảm tiểu cầu.

– Điều trị thiếu máu: Nếu cảm thấy cơ thể yếu, dễ mệt, chóng mặt, lạnh và khó thở, cần thông báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng đang điều trị và chăm sóc để được kiểm tra và xử trí thích hợp.

– Đề phòng tình trạng chảy máu: Khi tiểu cầu giảm, cơ thể sẽ khó tạo cục máu đông nếu có vết thương. Vì vậy, cần chú ý tránh sử dụng các dụng cụ nhọn hay sắc bén như dao, kéo… Hạn chế tham gia các môn thể thao hoặc các hoạt động có thể gây ra vết bầm da. Nên dùng máy cạo râu thay vì dùng lưỡi dao cạo.

– Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Trong thời gian này cần thường xuyên rửa tay, hạn chế tiếp xúc với người đang có các bệnh nhiễm trùng, theo dõi nhiệt độ cơ thể trong giai đoạn tế bào máu giảm thấp nhất. Điều này có thể giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng ngay khi mới bắt đầu.

Nên đến bệnh viện ngay lập tức khi:

– Có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng như sốt từ 38°C trở lên, đổ mồ hôi hoặc lạnh run, ho, đau họng hoặc đau.

– Đau ngực hoặc khó thở.

– Chảy máu không cầm được.

– Nôn hoặc tiêu chảy kéo dài.

Giảm tác dụng phụ khi hóa trị ung thư trên đường tiêu hóa

Hóa trị cũng ảnh hưởng đến các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa gây đau miệng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Để hạn chế tác động của hóa trị cũng như cảm thấy dễ chịu hơn với các tác dụng ngoại ý này, cần lưu ý:

– Chăm sóc răng miệng sau mỗi bữa ăn với bàn chải răng mềm, súc miệng với nước muối pha loãng. Không sử dụng các loại nước súc miệng chứa cồn.

– Chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày. Nên ăn chậm và không dùng thức ăn nóng hay lạnh. Dùng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.

– Để tránh táo bón, nên chọn món ăn giàu chất xơ như rau, trái cây và gạo lứt.

– Khi có tiêu chảy, nên uống nhiều nước và nên chọn loại thức ăn dễ tiêu.

Giảm tác dụng phụ khi hóa trị ung thư trên da và tóc

Để làm giảm các triệu chứng trên da và tóc, cần:

– Sử dụng kem chống nắng với SPF từ 15 trở lên.

– Cắt tóc ngắn.

– Sử dụng tóc giả, đội nón hoặc dùng khăn choàng.

Đối với hội chứng bàn tay, bàn chân, nên:

– Dùng túi chườm mát lòng bàn tay, bàn chân.

– Dùng khăn mềm để lau tay.

– Sử dụng các loại kem tạo độ ẩm cho tay, chân.

– Mang giày, dép thông thoáng và không quá chặt.

Không nên tiếp xúc lâu với nước nóng, ánh nắng mặt trời, hóa chất tẩy rửa. Không tham gia các hoạt động tạo áp lực lên tay, chân với thời gian dài như đi bộ nhiều, sử dụng các dụng cụ cần dùng sức…

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Dấu hiệu bệnh ung thư gan giai đoạn cuối

Theo các bác sĩ, ung thư gan cũng như các bệnh ung thư khác, có diễn biến rất âm thầm và khó nhận biết. Khi các triệu chứng có biểu hiện rõ ràng cũng là giai đoạn các khối u đã phát triển lớn gây khó khăn trong việc điều trị.

Do đó, dấu hiệu bệnh ung thư gan giai đoạn cuối hầu hết đều có các biểu hiện như sau:

– Mệt mỏi tăng, không lao động được, gầy sút nhanh 5 – 6 kg mỗi tháng.

– Người bệnh bị sốt nhẹ hoặc cao, sốt kéo dài vài ngày, cũng có khi hàng tháng.

– Rối loạn tiêu hóa: Dấu hiệu bệnh ung thư gan giai đoạn cuối thường là ăn nhanh no, sau ăn tức bụng, cảm giác đầy hơi, lợm giọng, buồn nôn và nôn. Bụng chướng căng dần, đại tiện thay đổi, đi nhiều lần trong ngày, phân nát, có lẫn nhiều nhầy.

Dấu hiệu bệnh ung thư gan giai đoạn cuối: Ung thư gan thường gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa

– Đau tức vùng gan liên tục, có những cơn đau quặn gan, các thuốc giảm đau thông thường ít hoặc kém tác dụng. Khi gan to, bản thân bệnh nhân có thể tự sờ thấy những u cục cứng trên bề mặt.

– Cơ thể suy kiệt nhanh, lông tóc rụng, xuất hiện sao mạch trên những vùng da mỏng như ngực, bàn tay son.

– Xuất huyết tiêu hóa do xơ gan.

– Có thể có tuần hoàn bằng hệ và dịch cổ chướng, phù chi dưới hay gặp ở giai đoạn cuối. Da có màu vàng rơm hoặc xanh bẩn.

Vì nguy cơ dẫn đến đến ung thư gan rất nhiều và phức tạp, vậy nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Do đó, các bác sĩ khuyên rằng: phòng bệnh là phương pháp tốt nhất chống ung thư gan. Người bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời viêm gan siêu vi mãn tính, xơ gan. Các thuốc điều trị viêm gan virus mãn tính, thuốc chống siêu vi cũng có thể làm giảm tỉ lệ ung thư gan. Vaccin chống siêu vi A, B rất cần thiết, đặc biệt với người viêm gan C. Không nên uống rượu. Phải khám sức khỏe định kỳ những người có nguy cơ nhằm phát hiện ung thư gan sớm.

Thuốc chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối với thuốc nam?

Khi bị ung thư giai đoạn cuối thì điều trị bằng thuốc tây và xạ trị, hóa trị kéo dài sự sống có phải là cách duy nhất? Thuốc chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối với thuốc nam liệu có tốt không?

Ung thư giai đoạn cuối có thể chữa khỏi tùy theo bệnh, khi phát hiện sẽ hóa trị. Còn những dạng bướu đặc thì nên phẫu thuật rồi bổ sung hóa trị, xạ trị.
Thuốc chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối với thuốc nam?
Thuốc nam chỉ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bồi bổ thể trạng, tạo sức đề kháng chứ không thể chữa khỏi bệnh. Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu bệnh có thể khỏi nhanh, còn giai đoạn cuối thì thời gian tái phát bệnh nhanh hay chậm tùy vào tiến trình điều trị, loại bệnh và thể trạng bệnh nhân.

Về chế độ ăn uống, cần thực hiện chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa…, tránh ăn quá ngọt, quá béo. Cần thường xuyên đổi món để tạo cảm giác ngon miệng. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày, ăn chậm, nhai kỹ.

Nếu bệnh nhân khó nuốt, chuyển sang các loại thức ăn dạng lỏng, nghiền, trộn, xay nhuyễn như canh, súp, cháo, nước ép… Dự trữ sẵn các loại thức ăn hợp khẩu vị bệnh nhân nhằm tiện dụng mọi lúc mọi nơi như phô mai, bánh quy, nho khô… Nên cố gắng vận động cơ thể nhẹ nhàng để tăng cảm giác ngon miệng.

Lưu ý, không nên nằm ngay sau khi ăn ít nhất 2 giờ, và nếu nôn vào buổi sáng thì nên cố gắng ăn thức ăn khô (đối với hóa trị). Trước khi hóa trị hoặc xạ trị vài giờ chỉ nên ăn nhẹ.

Có thể nói rằng thuốc nam không phải là thuốc chữa bệnh ung thư giai đoạn cuối, thuốc nam chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối được không?

Căn bệnh ung thư là căn bệnh rất đáng sợ và khá phổ biến. Sự đáng sợ của nó nằm ở chổ đa số các trường hợp mắc bệnh được phát hiện khi bệnh đã trong giai đoạn cuối. Trong đó có bệnh ung thư phổi, vậy chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối được không?

Có nhiều con đường có thể dẫn tới bệnh ung thư phổi, trong đó lý do thói quen hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân chính được xác định gây bệnh. Vậy chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối như thế nào?

Chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cần sự lạc quan

Cũng như các căn bệnh ung thư khác khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối rất khó khăn. Vì thế, nếu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối nhiều người chỉ nghĩ tới cái chết. Họ nghĩ việc chữa bệnh chỉ thêm vô ích và từ bỏ hoàn toàn cơ hội sống.
Chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối được không?
Với sự lạc quan, luôn tin tưởng, lạc quan, luôn tự cho mình 1 cơ hội sống, chiến đấu dũng cảm với căn bệnh ung thư quái ác đó chính là liều thuốc tốt nhất hỗ trợ chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cho bệnh nhân.

Sau khi được đưa đến điều trị tại bệnh viện, luôn lạc quan và chấp hành tốt những yêu cầu, phác đồ điều trị từ bác sỹ.

Nếu không may mắn mắc bệnh này, tất cả người bệnh nên dũng cảm đối diện. Nếu được điều trị tốt tiên lượng cao cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý có thể đẩy lùi được bệnh.

Phòng ngừa ung thư phổi giai đoạn cuối

Tuy nhiên, các bác sỹ luôn khuyên các bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa và tầm soát hiệu quả. Bằng cách:

-Nói không với thuốc lá, tất cả các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cần loại bỏ.

-Khi thấy các dấu hiệu ung thư phổi cần khám ngay lập tức, không để tới lúc nặng mới khám. 1 vài triệu chứng hay gặp cần cảnh giác như: ho kéo dài, ho ra máu, đau ngực khó thở, thở khò khè, giảm cân nhanh trong thời gian ngắn,

-Duy trì khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng trong việc tầm soát bệnh.

-Phòng ngừa bệnh bằng cách thay đổi lối sống tích cực: vận động thường xuyên, chăm chỉ tập thể dục, tăng cường chất xơ từ thực phẩm hằng ngày như cam, nho, táo…


Theo: http://japanfucoidan.com/chua-benh-ung-thu-phoi-giai-doan-cuoi-duoc-khong